Gỗ CN an cường
20/10/2020
Phân biệt 6 loại gỗ công nghiệp An Cường hiện nay (MFC, MDF, HDF, PLYWOOD, CDF, WPB)
An Cường là một ông lớn trong ngành cung cấp gỗ công nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam. Các sản phẩm gỗ của An Cường đã được viện gỗ Malaysia cấp chứng nhận chuẩn chất lượng quốc tế. Ngoài ra, An Cường còn là công ty duy nhất ở Việt Nam được Green Label (Singapore) cấp chứng nhận. Gỗ An Cường được cấp giấy chứng nhận danh giá nhất khu vực về sản phẩm xanh – sạch – thân thiện với môi trường.. Dưới đây là cách phân biệt 6 loại gỗ công nghiệp chính và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
6 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Cùng tìm hiểu 6 loại gỗ này để giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích khi mua sắm đồ nội thất cho gia đình, văn phòng của mình.
6 Lõi gỗ công nghiệp An Cường
Với người tiêu dùng bình thường, khi lựa chọn một sản phẩm nội thất, thường chỉ quan tâm đến chất liệu gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Tuy nhiên chỉ xét riêng về gỗ công nghiệp đã có rất nhiều loại với những đặc tính khác nhau, độ bền khác nhau, giá thành sản xuất khác nhau.
>>Tìm hiểu thêm: Gỗ Công Nghiệp An Cường Có Tốt Không? Thi Công Nội Thất Gỗ An Cường Có Bền Không?
1. Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard)
MFC được viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Ván MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em... Hiện nay trên thị trường 80% đồ gỗ nội thất được sử dụng ván MFC vì giá cả phù hợp, màu sắc phong phú, ứng dụng đa dạng và hiện đại.
Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 - 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.
2. Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây.. cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra, lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
Tương tự như ván MFC, Melamine MDF cũng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em...
Với bề mặt ván nền MDF phẳng mịn, Melamine MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn...
3. Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)
Melamine HDF cũng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn cho các thiết kế nội thất nhờ nhiều ưu điểm vượt trội.
Với bề mặt ván nền HDF phẳng mịn, Melamine HDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn... Nhờ tỷ trọng cao của HDF, Melamine HDF cứng hơn và ít cong vênh hơn các loại ván gỗ công nghiệp khác.
4. Gỗ công nghiệp Black HDF hay là CDF (Compact Density Fiber Board)
Gỗ CDF hay gỗ Black HDF - giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như tủ bếp, vách ngăn, lavabo, vách vệ sinh, top bàn cafe, vách trang trí, các thiết bị cắt định hình phức tạp,...
Với tấm CDF có giá thành phải chăng, bề mặt đa dạng về màu sắc (tương tự màu bề mặt của melamin của An Cường), dễ dàng thi công bằng các loại máy phổ biến cho ván công nghiệp hiện nay. Đặc biệt lõi ván nhuộm màu đen là điểm cộng tuyệt đối cho các chi tiết cắt trang trí trông thẩm mỹ hơn hết. Tính năng nổi bật là khả năng chịu ẩm, chịu nước được đánh giá rất cao và là lợi thế tuyệt đối trong môi trường nội thất gia đình. CDF chỉ cần lau dầu ở các cạnh ván thì đã có thể sử dụng như một chi tiết hoàn thiện.
5. Gỗ công nghiệp Plywood (Gỗ dán)
Gỗ công nghiệp Plywood là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật, gỗ Plywood này làm từ nhiều lớp gỗ lạng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.
- Keo Phenol: có độ cứng cao, phẳng, chịu nước cực tốt vì thế thường được dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ngành xây dựng…và sử dụng nhiều trong trang trí sản phẩm nội thất trong nhà, nội thất ngoài trời.
- Keo Formaldehyde: chống cong vênh, co rút, vặn xoắn
Tùy theo nhu cầu sử dụng có thể phân thành nhiều loại ván:
- Ván ép gỗ mềm: Được làm từ loại gỗ như thông, bạch dương.
- Ván ép gỗ cứng: Được làm từ những loại gỗ như gỗ cây lauan, cây dái ngựa, cây bulo.
Đặc điểm của gỗ Plywood - ván ép - gỗ dán:
- Có tính bền, độ sáng, độ cứng.
- Tính chịu lực kéo.
- Tính ổn định vật lý chống lại trạng thái cong vênh, co rút, vặn xoắn của gỗ tự nhiên
6. Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board)
Gỗ WPB với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước, được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Gỗ WPB không những có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công, mà còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác tạo màu và vân đa dạng, như Acrylic, Laminate, sơn hay phủ film PVC…Đặc biệt An Cường có nhận gia công cắt dán không đường line đối với tấm WPB phủ Acrylic, gia công phủ laminate và PVC trên bề mặt WPB.
Các loại lớp phủ bề mặt
Lớp phủ bề mặt là yếu tố quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Và nó cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cả của đồ nội thất. Tiếp tục nội dung bài viết, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những lớp phủ phổ biến:
a, Lớp phủ melamine:
Melamine là loại như 1 lớp ảnh phủ lên code gỗ. Tuy nhiên, khi tạo ra sản phẩm nhìn kỹ và cảm nhận bằng tay sẽ có cảm giác bề mặt không mịn nhưng nó lại có khả năng chống trầy xước, mối mọt và cong vênh. Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau.
b, Lớp phủ veneer:
Veneer là loại lớp phủ bề mặt được tạo nên từ những lát mỏng gỗ tự nhiên. Nó được sử dụng dể dán lên các loại code gỗ. Ngay cả khi nhìn gần hoặc cảm nhận bằng tay thì veneer cũng cho cảm giác thật.
c, Lớp phủ bề mặt laminate:
Laminate cũng là một dạng ảnh in lên bề mặt nhựa. Tuy nhiên, nó lại được xử lý làm nhám bề mặt. Bởi vậy có cảm giác thật hơn và bề mặt cao cấp hơn Melamine. Ngoài ra Laminate cũng có khả năng kháng xước cao hơn rất nhiều so với Melamine và có thể nói là tốt nhất trong các loại bề mặt gỗ an cường.
Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường,…
d, Acrylic An Cường
Acrylic là loại đứng đầu về độ bóng như gương. Vật liệu phủ code gỗ Acrylic có độ bóng sâu và độ phẳng tuyệt đối. Với góc nhìn nghiêng sẽ không thấy ảnh phản chiếu bị cong hay là bị biến dạng. Tuy nhiên, xét về khả năng chống xước thì nó ở mức trung bình.